NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Năng lượng tái tạo là gì, các loại năng lượng tái tạo bao gồm dạng nào?

Năng lượng tái tạo được hình thành từ các nguồn tự nhiên như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều, và được phân loại thành nhiều dạng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, v.v. Đây là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường và có tính bền vững cao.

Năng lượng tái tạo đang được xem là những năng lượng sạch nhất hành tinh và là tương lai của ngành năng lượng toàn cầu. Chúng có nhiều thế mạnh so với năng lượng hóa thạch và tất nhiên cũng đi kèm một vài nhược điểm. Dưới đây là những ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo:

Những ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo

Ưu điểm của năng lượng tái tạo

Ưu điểm đầu tiên của năng lượng tái tạo là có thể tái tạo được, trữ lượng vô cùng lớn, có thể vô tận. Các dạng năng lượng như mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển, mưa… có sẵn và tự do sử dụng, không mất chi phí nhiên liệu. Năng lượng sinh khối cũng có trữ lượng lớn và chi phí nhiên liệu thấp. So với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên… đang ngày càng cạn kiệt, chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người thêm khoảng 50-70 năm, ưu điểm này là một thế mạnh vượt trội.

  • Giải pháp cho áp lực cung – cầu năng lượng
  • Vận hành, bảo trì bảo dưỡng (O&M) hệ thống điện năng lượng mặt trời thế nào là đúng?
  • Chặng đường phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam – chia sẻ của một người tiên phong

Nhiều số liệu cho thấy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với sử dụng năng lượng thông thường. Các dạng năng lượng thông thường để được chuyển hóa thành điện sẽ được đốt cháy quá quá trình phức tạp tại nhà máy nhiệt điện nhưng không bao giờ có thể chuyển hóa 100%. Thực tế một lượng lớn nhiệt sau khi được sinh ra sẽ bị phân tán và lãng phí. Ví dụ ở Anh, sản xuất điện từ khí gas, có đến 54% lượng nhiệt bị lãng phí trong quá trình sản xuất điện, lượng điện bị lãng phí trong sản xuất từ than đá là 66%, ở năng lượng hạt nhân là 65%… Còn ở năng lượng tái tạo, không hề lãng phí chút năng lượng nào trong quá trình sinh điện vì dù có hiệu suất thấp hơn nhưng chúng vô tận.

nang-luong-tai-taoSạch, vô tận, có thể khai thác rộng rãi ở mọi khu vực trên trái đất là những ưu điểm của năng lượng tái tạo (Ảnh minh họa internet)

Các dạng năng lượng tái tạo đều là những năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, phát thải ít carbon trong quá trình sản xuất, chuyển đổi. Chính vì vậy, năng lượng tái tạo được biết đến là giải pháp chống lại sự biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, giúp bảo vệ hệ sinh thái chung. Ít tác động đến môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm không khí, không làm gia tăng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính… là một ưu điểm của năng lượng tái tạo mà con người đang rất cần.

Ưu điểm thứ 3 của năng lượng tái tạo là phong phú, có thể khai thác rộng rãi ở mọi khu vực khác nhau trên trái đất. Ví dụ với năng lượng mặt trời, người ta có thể khai thác nó ở bất cứ nơi nào, miễn là nơi đó có ánh sáng mặt trời, có thể dùng để tạo ra nhiệt làm nước nóng, sưởi ấm, tạo điện nhờ hệ thống điện mặt trời với những tấm pin năng lượng mặt trời… Hay với năng lượng gió, nguồn năng lượng này đã được sử dụng hàng trăm năm nay để di chuyển thuyền buồm, khinh khí cầu, làm các cối xay gió cho hệ thống tưới tiêu… hay xu hướng hiện nay là sản xuất điện năng từ gió ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, tùy vào từng dạng năng lượng tái tạo mà nó còn có những ưu điểm riêng, ví dụ như năng lượng gió chiếm rất ít không gian; sử dụng năng lượng sinh khối từ các phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp giúp giảm các bãi chôn xử lý rác, việc phát triển các loại cây trồng cung cấp cho năng lượng sinh khối còn tăng lượng oxy, giảm CO2 cho môi trường…

Nhược điểm của năng lượng tái tạo

Tuy có nhiều ưu điểm lớn nhưng năng lượng tái tạo cũng tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như:

Do chịu tác động từ tự nhiên nên năng lượng tái tạo có tính ổn định thấp hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống. Chỉ có thể khai thác năng lượng mặt trời vào ban ngày vào những ngày có mặt trời, còn ban đêm hay những ngày trời âm u, mưa thì hệ thống sẽ không hoạt động. Hay với năng lượng gió, các tua-bin gió chỉ có thể sinh điện vào những thời điểm có tốc độ gió thổi trong khoảng 4-25 m/s. Tốc độ gió phải tối thiểu 4 m/s thì các tua-bin gió mới bắt đầu chạy đều và phát điện, nhưng nếu vượt qua 25 m/s thì các tua-bin sẽ ngừng hoạt động để tránh hỏng hóc trong điều kiện gió mạnh.

  • Tư vấn Điện mặt trời chất lượng cao cho văn phòng doanh nghiệp và nhà máy sản xuất
  • Phát triển năng lượng tái tạo – một giải pháp bảo vệ môi trường
  • Nên lắp hệ thống điện mặt trời độc lập khi nào, vì sao?

uu-nhuoc-diem cua-nang-luong-tai-taoGiá lắp điện mặt trời từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời đang cao hơn từ năng lượng hóa thạch nhưng ngày càng giảm (Ảnh internet)

Đòi hỏi công nghệ tiên tiến và chi phí cao cũng là một nhược điểm của năng lượng tái tạo. Để tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo để tạo ra điện, cần có công nghệ tiên tiến và chi phí đầu tư khá cao. Hiện nay, chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo nhìn chung đang cao hơn so với chi phí từ năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, sự phát triển của năng lượng tái tạo trong xu hướng toàn cầu đã giúp chi phí ngày càng giảm và hiệu suất ngày càng tăng, dần cải thiện nhược điểm này.

In bài viết
LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HỮU NHIÊN

Địa chỉ: Số 185/57/31 Đường Ngô Chí Quốc, Khu phố 2, Phường Bình Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: +84.962412119

Email: nhientravel22@gmail.com

Website: huunhien.vn

CHÍNH SÁCH

Chưa cập nhật

KẾT NỐI
BẢN ĐỒ